Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
Đó là ngày vui của chị Võ Thúy Vy (30 tuổi) và chồng Pháp, anh Jason (31 tuổi) hiện đang sống và làm việc ở TP.HCM.Thời gian gần đây, hình ảnh ngày cưới của chị Vy và anh Jason ở Lai Vung (Đồng Tháp) với sự tham gia đầy đủ của 2 gia đình Việt - Pháp cũng như thực hiện theo đúng nghi thức truyền thống Việt Nam đã nhận về "mưa tim" trên mạng xã hội.Chị Vy cho biết đám cưới diễn ra hồi đầu 2024, nhưng đến hiện tại chị vẫn không thể nào quên ngày đặc biệt trong cuộc đời của mình. Ở đó, chị xúc động và hào hứng khi gia đình chồng vượt 10.000 km về Việt Nam tham dự lễ cưới cũng như nhiều người bạn Pháp, Úc, Ấn Độ, Philippines… "lặn lội" về miền Tây chung vui với 2 vợ chồng.Một đám cưới miền Tây "chính hiệu" với cổng cưới bằng cây chuối, đêm nhóm họ cả bạn bè của cô dâu và chú rể vui vẻ hát karaoke và nhảy múa tưng bừng đến mức quên cả giờ ngủ, nhà trai đi xuồng rước dâu, làm lễ trước bàn thờ gia tiên… của vợ chồng chị Vy khiến nhiều người hào hứng, thích thú."Mình ngỏ ý muốn tổ chức lễ cưới ở quê nhà mình, phần vì muốn tái hiện ký ức tuổi thơ khi được tham dự những lễ cưới hồi xưa, phần cũng muốn giới thiệu với gia đình chồng những nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Cả gia đình anh đều ủng hộ", chị tâm sự.Anh Jason cho biết trước đó, anh cũng đã từng dự đám cưới của bạn bè ở TP.HCM, nhưng chưa từng tìm hiểu, trải nghiệm những lễ nghi, phong tục cưới của người Việt. Trong ngày cưới của mình, chàng trai Pháp có phần lo lắng, hồi hộp vì sợ không làm đúng nghi thức nhưng cũng thực sự háo hức, hạnh phúc."Tôi nhớ nhất, ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh đi xuồng rước dâu. Đó không phải là lần đầu tôi đi xuồng, ghe ở miền Tây, nhưng lại là lần đầu tiên được làm nhân vật chính, mặc áo dài, cùng gia đình đến nhà vợ", anh cười kể.Trong suốt 1 tháng gia đình anh Jason ở Việt Nam, họ không chỉ tham gia vào sự kiện quan trọng nhất là ngày cưới mà còn được chị Vy và gia đình đón tiếp nồng hậu, trải nghiệm văn hóa địa phương. Gia đình Pháp ngồi xếp bằng dưới nền nhà, thưởng thức bánh tráng cuốn cá lóc nướng chấm mắm me. Họ dùng đũa thay vì dao nĩa như ở Pháp, dù ban đầu có phần lóng ngóng nhưng rộn rã tiếng cười. Họ đi tham quan những vườn trái cây miền Tây ngọt lành, trải nghiệm văn hóa lô tô… Những trải nghiệm thú vị đó đã khiến cha chồng chị liên tục nói: "Tôi yêu Việt Nam!".Mọi chuyện bắt đầu từ cuối tháng 2.2018, chị Vy và anh Jason vô tình gặp nhau trong một quán bar trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM). Trước đó một ngày, chị vừa kết thúc mối quan hệ với người cũ. Còn anh thì đang là khách du lịch đến Việt Nam khám phá.Thấy anh đang ngồi cùng với vài người bạn chị Vy quen, chị sang chào hỏi cả nhóm, cũng kết bạn và giữ liên lạc với anh Jason. Ngay từ lần gặp đầu tiên, chị Vy đã lập tức ấn tượng với anh chàng Pháp thú vị đối diện. Ngược lại, anh cũng phần nào cảm mến cô gái Việt Nam thân thiện, dễ thương.Những ngày sau đó, chị Vy như một "hướng dẫn viên" gợi ý và cùng trải nghiệm nhiều địa điểm vui chơi, ăn uống ở TP.HCM với anh Jason. Cứ như vậy, họ trở thành những người bạn tốt của nhau, cùng nhau đi phượt thêm nhiều địa điểm ở Việt Nam như Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hội An, Tây Ninh... trong vòng 1 tháng. Không lâu sau, cặp đôi cùng nhau đi xe máy khám phá Campuchia và từ đây, tình cảm cứ thế phát triển dần.Dẫu không cần nói ra, cặp đôi vẫn thầm hiểu họ đang trong mối quan hệ tìm hiểu nhau. Cho tới một ngày anh Jason nói với chị Vy, rằng: "Anh yêu em!", cũng là lúc anh xác định chắc chắn mối quan hệ của mình và có kế hoạch về Việt Nam sống.Vốn làm trong một công ty kỹ thuật tư vấn xây dựng ở Pháp, anh quyết định sang Việt Nam sống, làm việc. Từ 2018 đến nay, chàng trai Pháp làm giáo viên dạy tiếng Anh cũng như tiếng Pháp để được cạnh kề bên chị Vy.Sau khi cầu hôn chị trong một chuyến du lịch ở Philippines hồi 2023 bằng chiếc nhẫn cầu hôn đặc biệt bằng san hô, cặp đôi chính thức nên duyên vợ chồng, xây dựng tổ ấm ở TP.HCM. Từ ngày quen chị Vy, anh Jason cũng thường đón năm mới, đón tết ở Việt Nam. Tết Ất Tỵ 2025 này sẽ tiếp tục là một cái tết đặc biệt với chàng trai Pháp khi anh sẽ về quê Đồng Tháp ăn tết với gia đình vợ."Khác với năm mới ở Pháp, tết cổ truyền Việt Nam nhiều ngày hơn. Tôi được khám phá nhiều nét văn hóa thú vị. Ấn tượng nhất với tôi là việc cả nhà cùng nhau dọn nhà trước tết trong nhiều ngày, vừa mệt và vừa vui. Ở Pháp, chúng tôi không dành nhiều thời gian để dọn nhà đến vậy. Tết cũng là dịp để mọi người trong nhà quan tâm yêu thương nhau, không chỉ gia đình nhỏ của mình mà còn với những bà con, người thân khác", anh cười nói về trải nghiệm tết ở miền Tây quê vợ.‘Chiều nay có mưa, ai sẽ đưa tình nguyện viên về?’
Các cầu thủ của Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM đã có những pha ghi bàn ấn tượng, tạo nên chiến thắng với tỷ số cách biệt 7-0 trước đội Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCM, tại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.Chia sẻ về niềm vui chiến thắng này, cựu cầu thủ CLB Cảng Sài Gòn, HLV Nguyễn Văn Tuấn dẫn đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM từ mùa 2024 đến nay cho biết, đội bóng luôn giữ vững tinh thần và coi mỗi trận đấu đều là trận chung kết. Ở trận đấu thuộc nhóm 6, bảng E (vòng loại khu vực TP.HCM), đội Trường ĐH Bách khoa sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.Đội Trường ĐH Nông Lâm luôn là cái tên đáng gờm trong màn tranh đấu giành vé vào vòng play-off.
Xe tăng T-14 quá đắt, Nga không dám đưa sang Ukraine chiến đấu
Ngày 5.1, Ban Quản lý dự án (BQLDA) 85 - Bộ GTVT phối hợp tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ hợp long cầu Đại Ngãi 2, thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên QL60 bắc qua sông Hậu, nối 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.Tại buổi lễ, đại diện BQLDA 85 cho biết, Dự án cầu Đại Ngãi gồm 2 gói thầu xây lắp. Trong đó, gói thầu số 11-XL (cầu Đại Ngãi 2 và phần tuyến) khởi công xây dựng từ tháng 10.2023 và gói thầu số 15-XL (cầu Đại Ngãi 1) triển khai xây dựng từ tháng 12.2024.Qua hơn 1 năm triển khai xây dựng, đến nay, hạng mục công trình chính cầu Đại Ngãi 2 đã cơ bản hoàn thành và tổ chức lễ hợp long cầu đúc hẫng Đại Ngãi 2 (vượt tiến độ khoảng 6 tháng).Cầu Đại Ngãi nằm trong quy hoạch trục dọc ven biển kết nối TP.HCM với các tỉnh duyên hải ĐBSCL, kết nối các cảng biển và khu kinh tế ven biển. Tuyến đường có ý nghĩa quan trọng không chỉ phục vụ việc phát triển kinh tế, thực hiện thành công chiến lược biển mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về an ninh quốc phòng cho khu vực ven biển phía nam.Dự án cầu Đại Ngãi được đầu tư hoàn thành và nối thông toàn tuyến QL60 sẽ nâng cao năng lực vận tải cho vùng ĐBSCL, tạo sự kết nối giao thông thuận tiện giữa các tỉnh duyên hải phía nam với nhau và với TP.HCM, rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí vận tải lưu thông hàng hóa, mở rộng giao thương và bỏ thế độc đạo của QL1, rút ngắn khoảng 80 km so với tuyến QL1 khi di chuyển từ Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu về TP.HCM.Phát biểu tại buổi lễ, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, đánh giá cao nỗ lực của BQLDA 85, nhà thầu và các đơn vị thi công đã có nhiều nỗ lực để hợp long cầu Đại Ngãi 2 vượt tiến độ so với kế hoạch ban đầu. Đồng thời, ông đề nghị các đơn vị tiếp tục tập trung nhân lực, máy móc thiết bị đẩy nhanh tiến độ để kịp thông xe vào ngày 30.4.2025 như cam kết.Trước đó, Bộ GTVT có quyết định phê duyệt điều chỉnh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi cơ bản hoàn thành vào năm 2027, hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2028 (kế hoạch ban đầu là năm 2026).Dự án cầu Đại Ngãi có tổng mức đầu tư gần 8.000 tỉ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 446 tỉ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị hơn 5.446 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác hơn 629 tỉ đồng; chi phí dự phòng hơn 1.439 tỉ đồng.Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 15,14 km. Điểm đầu giao với QL54, thuộc xã Hùng Hòa, H.Tiểu Cần, Trà Vinh. Điểm cuối giao với quốc lộ Nam Sông Hậu, thuộc xã Long Đức, H.Long Phú, Sóc Trăng. Dự án gồm 2 công trình cầu chính là cầu Đại Ngãi 1 và Đại Ngãi 2.Dự án do BQLDA 85 làm chủ đầu tư. Đây là cầu dây văng thứ 3 bắc qua sông Hậu, sau cầu Cần Thơ và cầu Vàm Cống.
Ở Huế, hai tiệm vàng lớn nhất là Duy Mong và Rồng Vàng (ở khu chợ Đông Ba) trở thành những điểm “nóng”, thu hút đông khách nhất. Trong khi đó, những tiệm vàng nhỏ hơn lại tình trạng trái ngược, lượng khách ít hơn rõ rệt ngày vía Thần Tài."Mình mua vàng để lấy may mắn đầu năm. Năm nay đương nhiên vàng đắt hơn mọi năm rồi. Tại năm nào cũng sưu tầm một cái con giáp để để lưu lại để vài chục năm sau mình đem ra mình xem. Năm nay là năm đầu tiên mình mua ở chợ Đông Ba, mấy năm trước mua ở trong TP.HCM", anh Lê Quang Sang, một khách mua vàng, chia sẻ. Dù thời tiết không thuận lợi, người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng, chờ đợi để mua được những món vàng nhỏ như nhẫn, dây chuyền hoặc vàng miếng 1-2 chỉ. Nhiều người chia sẻ, họ không quá quan tâm đến giá vàng mà chủ yếu mua để lấy hên, cầu mong một năm mới thuận lợi, làm ăn phát đạt.Các loại vàng được người dân ưa chuộng trong ngày vía Thần Tài thường là nhẫn vàng, lá vàng đồng thường có hình Thần Tài hoặc linh vật phong thủy, các con giáp. Mỗi sản phẩm không chỉ mang giá trị vật chất mà còn mang yếu tố tâm linh, biểu tượng của sự khởi đầu năm mới an khang, phát đạt.
Không gian mở trong ngôi nhà có thiết kế hiện đại tràn đầy sự thân thiện
Chương trình khai mạc Tư vấn mùa thi lần thứ 27 được truyền hình trực tuyến trên nhiều kênh của Thanh Niên như: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube, TikTok Báo Thanh Niên.Trước đó, từ ngày 21.1, Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi các trường THPT trên địa bàn thông báo, hướng dẫn cho khoảng 10.000 học sinh tham dự chương trình Tư vấn mùa thi năm 2025 do Báo Thanh Niên phối hợp tổ chức tại Trường ĐH Đồng Nai. Ngoài ra, các trường còn tổ chức cho học sinh không tham dự trực tiếp sẽ theo dõi chương trình truyền hình trực tuyến trên các kênh Thanh Niên trong khi chương trình diễn ra.Một nội dung quan trọng của chương trình, đại diện Bộ GD-ĐT sẽ cung cấp thông tin mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển năm 2025. Đáng chú ý là những lưu ý về tuyển sinh ĐH theo chương trình Giáo dục phổ thông mới, phân tích ưu thế của thí sinh khi tham gia các phương thức xét tuyển khác nhau.Cũng trong chương trình, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM) lưu ý thêm những nét mới của kỳ thi đánh giá năng lực và cách xét tuyển các đơn vị thành viên. Đặc biệt, với việc điều chỉnh cấu trúc bài thi, thí sinh cần chuẩn bị gì để đạt kết quả cao nhất.Cũng trong chương trình diễn ra ở hội trường, phần quan trọng của chương trình còn ở nội dung tư vấn chuyên sâu ngành nghề các khối ngành: khoa học tự nhiên-kỹ thuật, kinh tế-khoa học xã hội-sư phạm. Ngoài thông tin từ đại diện Bộ GD-ĐT và ĐH Quốc gia TP.HCM, chương trình có các chuyên gia tư vấn gồm:*Đợt 1 gồm các chuyên gia:*Đợt 2 gồm các chuyên gia:Các trường sẽ cung cấp thông tin mới nhất về kế hoạch tuyển sinh năm 2025, giải đáp những băn khoăn của thí sinh về lựa chọn ngành học, trường học phù hợp với bản thân. Năm nay, năm đầu tiên thí sinh học chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thi và xét tuyển ĐH với các môn học mới nên các trường ĐH tập trung tư vấn kỹ về các tổ hợp môn xét tuyển mới.Ngoài nội dung tư vấn ở hội trường, đại diện hơn 50 trường ĐH, CĐ và cơ sở giáo dục tham gia chương trình Tư vấn mùa thi 2025 cũng thực hiện tư vấn chuyên sâu cho học sinh và phụ huynh tại các gian hàng triển lãm.